- Hướng 1: Nghiên cứu cơ bản có định hướng các vấn đề trong mạng viễn thông nhằm xây dựng nǎng lực khoa học cho việc làm chủ công nghệ tiên tiến được chuyển giao từ nước ngoài và sáng tạo ra công nghệ mới. Chú trọng đúng mức những nghiên cứu lý thuyết hiện đại cần thiết để đón đầu sự phát triển của khoa học và công nghệ trong lĩnh vực điện tử viễn thông. Lĩnh vực tập trung hiện tại: cognitive radio, energy harvesting, physical layer security, performance analysis, wireless channel modelling, network performance
- Hướng 2: Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực điện tử viễn thông làm nền tảng. Cho phép từng bước có thể nhận biết, lựa chọn, làm chủ, chế tạo một phần, chế tạo toàn phần các công nghệ hay hệ thống điện tử viễn thông phục vụ cho thị trường nội địa và hướng tới xuất khẩu. Lĩnh vực tập trung hiện tại: chế tạo thử các hệ thống mạch vô tuyến/anten cao tần/nguồn.
- Hướng 3: Kỹ thuật đảo ngược (reverse engineering) cho các hệ thống viễn thông và ICT cho phép tạo ra hay làm chủ một nền tảng/hệ thống/kỹ thuật mới có chức năng tương tự của nước ngoài nhằm mục đích làm chủ công nghệ, tiết kiệm chi phí nghiên cứu cơ bản và phục vụ mục đích an ninh. Lĩnh vực tập trung hiện tại: Tích hợp hệ thống, mã nguồn mở cho các ứng dụng VoIP, video conference, IPTV, Call Center, GPS.
- Hướng 4: Nghiên cứu các xu hướng công nghệ/chuẩn trong lĩnh vực điện tử viễn thông nhằm đưa ra các khuyến nghị ở khía cạnh kỹ thuật phù hợp với điều kiện địa lý, kinh tế, xã hội Việt Nam và thực hiện chức năng tư vấn chuyên gia của trường đại học chuyên ngành. Lĩnh vực tập trung hiện tại: chuẩn vô tuyến thế hệ mới, luật tần số.
- Hướng 5: Nghiên cứu phục vụ công tác dạy và học chuyên ngành điện tử viễn thông. Lĩnh vực tập trung hiện tại: chế tạo/xây dựng các hệ thống thí nghiệm thực hành và mô phỏng, xây dựng phòng thí nghiệm ảo, phòng thí nghiệm từ xa phục vụ nhu cầu nghiên cứu của sinh viên và giáo viên.
Chiến lược phát triển KHCN giai đoạn 2017 – 2022 của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông: tại đây.