PTITHCM

Tầm nhìn và sứ mạng của Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (tên giao dịch tiếng Anh: Posts and Telecommunications Institute of Technology, viết tắt là PTIT) là một tổ chức Nghiên cứu – Giáo dục Đào tạo có thương hiệu, uy tín đứng top 5 đại học Việt Nam với thế mạnh về Nghiên cứu và đào tạo Đại học, Sau Đại học trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin và Truyền thông, xếp hạng thứ 15 các đại học hàng đầu Việt Nam (theo Webometrics). Học viện là cơ sở đào tạo công lập trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.

– 7/9/1953: Thành lập Trường Bưu điện và trải qua nhiều lần đổi tên: Đại học Kỹ thuật Thông tin Liên lạc, Trung tâm Đào tạo Bưu chính Viễn thông

– 17/9/1966: Thành lập Viện Kỹ thuật Bưu điện

– 8/4/1975: Thành lập Viện Kinh Tế Bưu điện

– 28/5/1988: Thành lập Trung tâm Đào Tạo Bưu chính Viễn thông 2

– 11/7/1997: Thành lập Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông dựa trên sự hợp nhất của bốn đơn vị: Trung tâm Đào Tạo Bưu chính Viễn thông 1 và 2, Viện Kỹ thuật Bưu điện và Viện Kinh Tế Bưu điện, trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)

– 22/3/1999: Thành lập Trung tâm Công nghệ Thông tin, sau đổi tên là Viện công nghệ thông tin và truyền thông (CDIT)

– 1/7/2014: Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông được điều chuyển về Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý

– 4/2/2016: Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông được chấp thuận bởi Thủ tướng Chính phủ trở thành trường tự chủ tài chính

Trường được thành lập từ năm 1953 nhưng đến ngày 11 tháng 7 năm 1997 được sắp xếp lại trên cơ sở sáp nhập Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện, Viện Kinh tế Bưu điện, Trung tâm Đào tạo Bưu chính – Viễn thông I và Trung tâm Đào tạo Bưu chính – Viễn thông II.

  • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông thành lập ngày 11 tháng  7 năm 1997 trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)
  • Ngày  1/7/2014, Học viện được chuyển về trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông
  • Chức năng nhiệm vụ của Học viện được quy định trong Quyết định 879/QĐ-BTTTT ngày 26/05/2016 của Bộ trưởng Bộ TT&TT về việc ban hành tạm thời Quy chế tổ chức và hoạt động của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Ngành Kỹ Thuật Điện Tử Viễn Thông

Đào tạo

Học viện là một trong những trường đào tạo ngành Kỹ Thuật Điện Tử Viễn Thông chất lượng đầu ra tốt nhất cả nước.

Đào tạo nguồn nhân lực ICT chất lượng cao ở các bậc đại học và trên đại học. Cụ thể:

Trình độ Sau Đại học:Đào tạo 4 mã ngành cao học: Kỹ thuật điện tửKhoa học máy tínhTruyền dữ liệu và mạng máy tínhQuản trị kinh doanh,Đào tạo 5 mã ngành nghiên cứu sinh: Kỹ thuật điện tửKỹ thuật máy tínhTruyền dữ liệu và mạng máy tínhKỹ thuật Viễn thông.

Trình độ Đại học: với 10 ngành:

  1. Công nghệ thông tin
  2. An toàn thông tin
  3. Điện tử
  4. Kỹ Thuật Điện Tử Viễn Thông
  5. Quản trị kinh doanh
  6. Kế toán tài chính
  7. Công nghệ đa phương tiện
  8. Marketing
  9. Truyền thông đa phương tiện
  10. Thương mại điện tử
  11. Công nghệ Internet vạn vật

Học viện cũng thực hiện đào tạo Cao đẳng Giáo dục nghề nghiệp với 3 ngành: Ứng dụng Công nghệ Phần mềm, Thiết kế Đồ họa, Thiết kế trang Web.

Quy mô đào tạo Học viện hiện nay đạt gần 20.000 học viên, sinh viên. Chỉ tiêu tuyển mới hàng năm: Sau Đại học: 400; Đại học Chính quy: 3.450; Cao đẳng Giáo dục Nghề nghiệp: 420; các hệ đào tạo phi chính quy (Vừa làm vừa học, từ xa): 1.000.

Hơn 93% sinh viên tốt nghiệp của Học viện có việc làm đúng ngành đào tạo sau 1 năm tốt nghiệp.

Trang chủ » Tầm nhìn và sứ mạng của Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
Share