Internet vạn vật (Internet of Things – IoT) môt thuật ngữ được nhắc đến rất nhiều trong các diễn đàn công nghệ gần đây và có rất nhiều bạn trẻ thắc mắc là về ngành học này ở bậc đại học. Đặc biệt là câu hỏi “Không giỏi toán, có thể học ngành Công nghệ Internet Vạn Vật không?”. Nếu các bạn băn khoăn về vấn đề này thì hãy theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp cụ thể nhé.
Trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu IOT là gì và vì sao công nghệ này lại có tiềm năng và phát triển đến thế?
Internet of Things (IOT) là một mạng lưới các thiết bị có thể cảm nhận môi trường hay vật thể xung quanh, thu thập và truyền dữ liệu thu thập được qua Internet mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào của con người. Cùng với sự xuất hiện của mạng thông tin di động thế hệ thứ 5 (5G), công nghệ Internet Vạn Vật được xem là một bước tiến đặc biệt lớn đối với xã hội và con người, với nhiều ứng dụng rộng khắp từ nông nghiệp, y tế, đến công nghiệp, v.v. Hàng vạn đến hàng tỷ tỷ các thiết bị, máy móc sẽ được kết nối với nhau dựa trên nền tảng Internet và hoạt động mà có thể không cần sự hỗ trợ của con người.
Ngành Công nghệ Internet Vạn Vật là một ngành mới, kết hợp những kiến thức và kỹ năng cốt lõi của ba ngành: điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin. Đây là ngành của tương lai và có nhu cầu rất lớn. Để học tốt ngành Internet Vạn Vật, chúng ta cần những yếu tố gì?
- Phải có sự yêu thích với với công nghệ. Có đam mê với việc tìm hiểu, khám phá, phân tích và chế tạo ra các thiết bị cũng như hệ thống IoT có khả năng ứng dụng vào đời sống hàng ngày.
- Bạn cần phải có kỹ năng và khả năng đưa ra lý luận, sắp xếp thông tin, suy nghĩ khoa học, giải quyết vấn đề, luôn lắng nghe và ham học hỏi có khả năng tự học các công nghệ mới có liên quan.
- Luôn học hỏi và cập nhật kiến thức mới. Và trình độ ngoại ngữ là một yêu cầu rất quan trọng.
Vấn đề được đặt ra ở đây là học Công nghệ Internet Vạn Vật có nhất thiết phải giỏi toán không?
Khi theo học ngành công nghệ IOT, bạn phải cần có tư duy logic, cách thức giải quyết vấn đề khoa học. Và bạn có thể mang tư duy logic (tư duy toán học là gần giống nhưng không phải là tư duy logic) để áp dụng vào các vấn đề cần thiết trong IOT. Như vậy có thể thấy, mối quan hệ giữa toán học và ngành Công nghệ Internet Vạn Vật là mối quan hệ hỗ trợ và bổ trợ lẫn nhau.
Bởi vậy, học IOT có cần giỏi toán không thì câu trả lời là cần nhưng đây không phải là một yếu tố quyết định mà đây chỉ là một lợi thế cho bạn.
Hiện nay, IOT không nhất thiết phải sử dụng công thức toán học thường xuyên thì mới làm được việc. Bởi hiện nay có khá nhiều phần mềm và công cụ hỗ trợ để có thể giúp bạn giải quyết vấn đề nhanh chóng hơn là các tính toán toán học đơn thuần. Song bù lại, tố chất quan trọng nhất cho những bạn muốn theo ngành IOT chính là sự chăm chỉ và kiên nhẫn, bên cạnh lòng đam mê.
Vì vậy để nắm bắt xu hướng về nghề nghiệp hiện nay, Học viện công nghệ Bưu chính viễn thông cơ sở TP. HCM, cụ thể là Khoa Viễn Thông 2 sẽ là trường đại học đầu tiên tiếp cận và đào tạo về ngành Công Nghệ Internet Vạn Vật (Internet of Things – IoT).
Bên cạnh 12 ngành đã được tuyển sinh từ các năm trước, Học viện trong năm 2023 sẽ triển khai tuyển sinh và đào tạo ngành công nghệ Internet vạn vật (IoT), với chỉ tiêu dự kiến là 75 sinh viên và sẽ chỉ tuyển sinh đào tạo tại Cơ sở đào tạo phía Nam của trường.
Xem thêm tại: https://ft.ptithcm.edu.vn/
Xem thêm tại: PTIT công bố phương thức tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2023 – ICTNews (vietnamnet.vn)
Nếu bạn có ý định học IOT thì ngay từ bây giờ, bạn hãy tìm hiểu kỹ về chuyên ngành mà mình ưa thích, chủ động trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản để có thể học và thực hành tốt nhất nhé.
Chúc bạn sớm thành công trong lĩnh vực IOT!