3 lợi thế nổi bật của sinh viên ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông

3 lợi thế nổi bật của sinh viên ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông

Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông (ĐT-VT) được coi là “mạch máu” của kỷ nguyên số, bởi ngành này chính là điều kiện tiên quyết để truyền dẫn, kết nối thông tin “bất chấp” khoảng cách địa lý”.

KHOA VIỄN THÔNG 2 HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG CƠ SỞ HỒ CHÍ MINH
KHOA VIỄN THÔNG 2

Chính bởi tầm quan trọng đó mà các tập đoàn lớn trên thế giới không tiếc đầu tư những khoản tiền khổng lồ mỗi năm để thu hút nhân tài trong ngành này. Kỹ sư Kỹ thuật Điện Tử Viễn Thông luôn được “săn đón”, thậm chí những sinh viên tài năng còn được doanh nghiệp trải thảm đỏ ngay từ khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường.

Trước tiềm năng “tỏa sáng” ấy, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội để trở thành kỹ sư Điện Tử Viễn Thông. Ngành Kỹ thuật Điện Tử Viễn Thông tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) những năm gần đây là điểm đến của nhiều thí sinh yêu kỹ thuật. Bởi các em đang truyền tai nhau rằng, trở thành sinh viên ngành Kỹ thuật ĐT-VT, bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm những lợi thế mà không phải sinh viên ngành học nào cũng có được.

  1. Thỏa sức thực hành trong phòng thực hành hiện đại

Nổi bật với định hướng đổi mới sáng tạo và trải nghiệm, chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật ĐT-VT mang tính ứng dụng cao, luôn bám sát thực tiễn theo nhu cầu của các doanh nghiệp và xu thế công nghệ mới. Sinh viên được thực hành, trải nghiệm lên đến 30% thời lượng học tập với các trang thiết bị hiện đại trong phòng LAB IoT và phòng LAB Thông tin vô tuyến.

  1. Trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp

Bên cạnh đó, Khoa Viễn Thông 2 không ngừng tạo nên nhịp cầu vững chắc kết nối sinh viên và các công ty, tập đoàn trong lĩnh vực ĐT-VT nhằm tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp xúc, trải nghiệm nhiều nhất trong lĩnh vực mũi nhọn này. Đó là những buổi tham quan thực tế, thực tập, hội thảo chuyên đề, học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia đến từ các doanh nghiệp hàng đầu như Samsung, Viettel, VNPT, TMA Solutions, FPT… Những hoạt động trải nghiệm thực tế này giúp sinh viên cập nhật thông tin thị trường, ngành nghề, hiểu biết về yêu cầu của nhà tuyển dụng, từ đó có thể định hình, xác định phương hướng phát triển cho bản thân, tích lũy những “điểm cộng” đầy ưu thế cho hành trang chinh phục các nhà tuyển dụng.

  1. Thường phải phân vân do cơ hội nghề nghiệp… quá nhiều

Tốt nghiệp ngành Kỹ thuật ĐT-VT, sinh viên nắm chắc các kiến thức liên quan đến Thiết kế mạch tích hợp, Hệ thống nhúng và Internet vạn vật. Đây là những kiến thức liên quan trực tiếp đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nên ngành học có phổ nghề nghiệp rộng. Hiện nay kỹ sư ĐT-VT có thể đảm nhận các vị trí thiết kế, triển khai, lắp đặt, vận hành và bảo trì các thiết bị, hệ thống mạng; kỹ sư thiết kế, quy hoạch giải pháp tích hợp mạng viễn thông và máy tính; quản trị viên, giám sát, đảm bảo chất lượng mạng và dịch vụ mạng viễn thông và máy tính…

Còn nếu yêu thích lĩnh vực kinh doanh, nền tảng kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật sẽ giúp bạn có thể làm việc tốt ở các vị trí như nhân viên kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mạng; chuyên viên tư vấn kỹ thuật, chăm sóc khách hàng…

 Tốc độ phát triển nhanh chóng của lĩnh vực ĐT-VT vẫn đang tiếp tục tạo nhiều vị trí nghề nghiệp mới, mà chính các “kỹ sư tương lai” như bạn sẽ là người tiên phong tạo nên. Và không chỉ Viettel, VNPT, FPT… hay các công ty, doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác như điện lực, ngân hàng, giao thông, quốc phòng – an ninh… cần sử dụng hạ tầng mạng viễn thông và máy tính cũng là “điểm đến” cho các kỹ sư ĐT-VT.

Xem thêm tại: https://ft.ptithcm.edu.vn

Share