Có nên học ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông hay không?

Có nên học ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông hay không?

 Dù cạnh tranh lao động sẽ khó khăn hơn, nhưng thật sự, cơ hội mở ra cho mọi ngành, nhất là ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông (Kỹ thuật điện tử truyền thông) đều rất lớn.

Cơ hội nghề nghiệp ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông (Kỹ thuật điện tử – truyền thông)

Ngày nay, nhu cầu cập nhập thông tin của con người ngày càng cao, đòi hỏi chất lượng truyền tải thông tin từ các thiết bị, dịch vụ cũng phải thường xuyên được cải tiến và cập nhập công nghệ mới, do đó ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông (Kỹ thuật điện tử – truyền thông) là ngành học không hề lỗi thời trong các ngành nghề hiện nay. Theo thống kê của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, hiện nay nhóm ngành về cơ khí – kỹ thuật như: Điện tử truyền thông, Cơ Điện tử, Luyện kim, Ôtô, Chế tạo máy… đang thiếu nhân lực đến hơn 40% so với nhu cầu. Đó là minh chứng đầu tiên giúp bạn trả lời câu hỏi “có nên học ngành kỹ thuật điện tử – viễn thông (kỹ thuật điện tử truyền thông) hay không?”

Bên cạnh cơ hội nghề nghiệp đa dạng, thì tính ứng dụng cao của ngành học này vào đời sống cũng là một trong những lý do bạn để theo đuổi. Với nền tảng kiến thức đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực điện tử truyền thông sẽ giúp sinh viên sẽ có khả năng thiết kế, xây dựng, khai thác, vận hành sử dụng, bảo trì các thiết bị điện tử viễn thông,…đồng thời có khả năng tiếp cận, nắm bắt các công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến và hoạt động của mạng truyền thông hiện đại trên thế giới. Đây là lý do thứ hai để bạn có quyết định có nên học ngành kỹ thuật điện tử – viễn thông (kỹ thuật điện tử truyền thông) hay không. Tất nhiên, phải tham khảo thêm các công việc mà bạn sẽ đảm trách khi tốt nghiệp.

Địa chỉ uy tín đào tạo tại TP HCM

Thứ 3, bạn phải tìm được địa chỉ uy tín để theo học nếu đã xác định được hai nội dung vừa đề cập ở trên. Tại những trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông (Kỹ thuật điện tử – truyền thông) có uy tín trong cả nước như Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông cơ sở Hồ Chí Minh, trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM, Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH), Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM… sinh viên còn được chú trọng rèn luyện thêm về phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, tư duy hệ thống và tư duy phân tích bên cạnh những kỹ năng mềm về giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả,… Bởi dù là “thầy” hay “thợ”, chính những kỹ năng sẽ tạo nên các mối quan hệ để bạn tiến sâu, tiến xa hơn trong nghề.

Các sinh viên cùng các thầy cô ngành kỹ thuật điện tử viễn thông
Các sinh viên cùng các thầy cô tại Khoa Viễn Thông 2 ( PTITHCM )

Bài viết trên phần nào cung cấp các thông tin về ngành học và giải quyết các băn khoăn có nên học ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông (Kỹ thuật điện tử truyền thông) hay không cho các bạn trước khi đặt bút chọn ngành, chọn trường mà mình yêu thích. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan như: ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông (Kỹ thuật điện tử truyền thông) xét tuyển những môn nào, điểm chuẩn xét tuyển là bao nhiêu…sẽ là những chủ đề mà bạn nên tìm đọc.
 

Share