Với sự phát triển nhanh chóng nhóm ngành Kỹ thuật trong đó có ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông, khiến nhiều doanh nghiệp tích cực “săn đón” nhân lực mỗi năm. Tuy nhiên, yêu cầu của các nhà tuyển dụng cũng ngày càng gắt gao, bên cạnh vững chuyên môn, bạn còn cần thạo kỹ năng, vì vậy vấn đề thực hành, thực tập luôn được các trường chú trọng đầu tư.
Môi trường thực hành của sinh viên ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông tại PTIT?
Hiện nay, việc sử dụng các thiết bị điện tử viễn thông ngày càng phổ biến, giúp chúng ta có thể liên lạc, chia sẻ hình ảnh, dữ liệu hay giao dịch thương mại một cách dễ dàng và thuận tiện hơn. Vì vậy, các bạn có mong muốn theo đuổi ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông là những kỹ sư tương lai chế tạo và vận hành hệ thống thiết bị kỹ thuật phục vụ cho nhu cầu đa dạng trong cuộc sống.
Do đó, việc tiếp thu kiến thức lý thuyết chuyên môn khi ngồi trên ghế giảng đường đại học chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Đối với một kỹ sư trong thời đại này cần phải có trải nghiệm thực hành các kỹ năng làm việc tại cơ quan, doanh nghiệp. Từ đó, các bạn sẽ được vận dụng kiến thức chuyên môn đã học vào môi trường thực tế cũng như tự đúc kết cho mình những kinh nghiệm không thể học ở bất kì đâu. Hơn thế nữa, các bạn có cơ hội tạo được những mối quan hệ mới và tìm kiếm một vị trí việc làm thích hợp trong tương lai qua quá trình thực tập.
Những ưu thế khi học ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông tại PTIT?
Ngoài kiến thức chuyên môn, PTIT còn chú trọng trang bị thêm những kỹ năng mềm thông qua những lớp học kỹ năng, chương trình ngoại khóa, sinh hoạt CLB,…Trong thời gian đào tạo, sinh viên sẽ được tham quan và thực hành tại các trung thí nghiệm hiện đại, thực tập trong các tập đoàn viễn thông, điện tử lớn mà PTIT đã liên kết và hợp tác như: Viettel, CMC, VNPT, Panasonic, Intel, đài phát thanh, đài truyền hình,…Qua đó, sinh viên có thể thích ứng nhanh với môi trường làm việc thực tế khác nhau, áp dụng những kiến thức đã học vào công việc và học hỏi các kỹ năng mềm cần thiết.
Hằng năm, PTIT có các ngày hội tuyển dụng kết nối các doanh nghiệp với sinh viên ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông. Bạn có thể ứng tuyển tại các vị trí:
- Chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành, điều hành kỹ thuật tại các đài phát thanh, truyền hình; công ty điện thoại cố định, di động; công ty dịch vụ kỹ thuật điện tử viễn thông
- Chuyên viên thiết kế, quy hoạch mạng và tối ưu mạng tại các công ty viễn thông
- Chuyên viên thiết kế truyền dẫn, vận hành, bảo trì tại các công ty điện tử, công ty viễn thông, công ty sản xuất phần mềm trên thiết bị di động,…
Với những thông tin được cung cấp ở trên, chắc hẳn các bạn có thể trả lời được câu hỏi: “Học ngành Kỹ thuật điệntử – viễn thông thực hành, thực tập ở đâu?” Bên cạnh đó, bạn có thể tìm hiểu thêm các thông tin khác về ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông qua internet, thầy cô, các chuyên gia tư vấn…để có quyết định đúng đắn nhé!