IoT – Giấc mơ ngành nông nghiệp thông minh

IoT – Giấc mơ ngành nông nghiệp thông minh

Thời đại công nghiệp 4.0, nhiều lĩnh vực công nghệ mới đã phát triển trong đó phải nhắc đến IoT ( Internet Of Things) một thuật ngữ chuyên ngành còn khá xa lạ với nhiều người, nhưng đang dần góp phần làm thay đổi cuộc sống con người trong đó có nền nông nghiệp.

Giấc mơ “Nền nông nghiệp thông minh”

– Viêt Nam là 1 trong những quốc gia có nền nông nghiệp phát triển lâu đời, tuy nhiên con người sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc quá nhiều vào thời tiết, con người,hạt giống, vv… Cảm nhận được nổi vất vả của người nông dân nói riêng và con người VN nói chung, tôi ôm ấp 1 giấc mơ hiện thực hóa áp dụng công nghệ vào nông nghiệp đặc biệt là trong lĩnh vực trồng trọt để góp phần làm giảm nổi cơ cực của người nông dân Việt Nam.

– Trước đây để trồng trọt 1 mùa vụ,con người phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết, con người,… Thời tiết có tốt nông nghiệp mới có 1 mùa vụ sung túc, con người phải đông để đáp ứng được nhân công cho mùa vụ, hạt giống phải chất lượng, phân bón, đất phải tốt cây trồng mới phát triển thuận lợi. Nhưng thời đại công nghiệp 4.0, nhiều lĩnh vực công nghệ mới đã phát triển trong đó phải nhắc đến IoT ( Internet Of Things) một thuật ngữ chuyên ngành còn khá xa lạ với nhiều người, nhưng đang dần góp phần làm thay đổi cuộc sống con người trong đó có nền nông nghiệp.

– Để nông nghiệp thông minh đạt kết quả, cần phải lựa chọn những công nghệ hợp lý để đạt giá trị tối ưu cho từng loại cây, từng doanh nghiệp và địa phương.

Ngành Công nghệ IoT trong nông nghiệp

Để đo tín hiệu của cây trồng: để đo được, chúng ta ứng dụng mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) để mô phỏng và tính toán tối ưu lượng nước và phân bón sử dụng để đạt được năng suất cao nhất trong điều kiện khí hậu thay đổi.

Thông tin đầu vào thu từ những cảm biến đặt trên các cánh đồng để đo nhiệt độ, độ ẩm của đất, không khí và sự phát triển của cây trồng.Ngoài ra, video và hình ảnh của các cánh đồng được chụp bằng ảnh vệ tinh và máy bay không người lái, sử dụng để xây dựng mô phỏng. Các lớp dữ liệu này được AI phân tích và cung cấp kết quả để điều chỉnh chính xác các ứng dụng tưới tiêu, bón phân và kiểm soát dịch bệnh cho cây trồng.

Công nghệ blockchain có thể giải quyết vấn đề minh bạch thông tin trong việc sản xuất sản phẩm nông nghiệp, truy xuất nguồn gốc, quản lý chuỗi, xây dựng tiêu chuẩn, thương hiệu và hệ thống chứng nhận chất lượng an toàn thực phẩm.

Trong trồng lúa nước có phao quan trắc, đo độ mặn của nước sông để phục vụ bà con trong canh tác lúa nước. Tham vọng là làm sao tạo ra những hạt giống chịu hạn, chịu mặn, tạo ra phân bón giảm ô nhiễm, hiệu quả, tiện lợi hơn, dùng công nghệ điện toán đám mây để đo độ đạm, độ cali của đất để bón phân cho hiệu quả, làm ra được ứng dụng hệ thống tưới tự động như Israel, truy xuất nguồn gốc, áp dụng công nghệ điện toán đám mây vào phân phối, tiêu thụ, quảng cáo…

Và đáng nhắc đến là ứng dụng IoT vào nông nghiệp là sự tổng hợp của nhiều công nghệ mới như:

Áp dụng công nghệ khoa học vào toàn bộ quá trình trong nông nghiệp (khép kín): Cụ thể là áp dụng công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông vào các quá trình từ chuẩn bị giống, đất,… -> trồng trọt – chăn nuôi -> thu hoạch -> chế biến -> bảo quản -> phân phối -> đến bàn ăn

Dữ liệu thu thập được phải tạo thành database ở quy mô lớn, để dần tự động hóa được cả quá trình ( tức là: loại bỏ dần “kinh nghiệm” của con người, chủ động nhận biết vấn đề và đề xuất cách giải quyết). Nôm na, có thể gọi là trí tuệ nhân tạo, thay con người đưa ra quyết định.

Cụ thể hóa IoT trong nông nghiệp phải nhăc đến Mô hình nhà kính giúp giảm thiểu sâu hại, tác động của môi trường trong việc canh tác:

Hệ thống điều khiển tưới: Hệ thống bao gồm các thiết bị: đầu tưới nhỏ giọt hoặc đầu tưới phun sương/mưa, bộ châm phân, bộ điều khiển tưới….. hệ thống giúp tưới nước/phân một cách tiết kiệm, hiệu quả và đạt năng suất cao. Giúp người nông dân giảm giá thành chi phí sản xuất.

Hệ thống điều khiển vi khí hậu: Hệ thống bao gồm các cảm biến nhận biết nhiệt độ, độ ẩm bên trong ( và bên ngoài) nhà kính, hệ thống quạt thông gió để đối lưu không khí, hệ thống đèn chiếu sáng để có thể tăng cường ánh sáng khi cần thiết, trạm đo thời tiết để biết các thông số: cường độ bức xạ mặt trời, cảnh báo mưa, tốc độ gió, lưu lượng mưa,…. Mục đích giúp nhà kính duy trì ở điều kiện mong muốn.

Ứng dụng công nghệ IoT,AI, big data, blockchain… ở các trang trại trồng rau, hoa, dâu tây, cà chua; nhiều trang trại, vv… Đã góp phần làm thay đổi rất nhiều nền nông nghiệp của nước ta, hướng đến 1 nền nông nghiệp Năng suất -> Sạch -> Chất Lượng.

Xem thêm: Ngành Công Nghệ IoT của Khoa Viễn Thông 2

Share