CÔNG NGHỆ INTERNET VẠN VẬT – NGÀNH HỌC CHO CÁC BẠN NỮ ?

CÔNG NGHỆ INTERNET VẠN VẬT – NGÀNH HỌC CHO CÁC BẠN NỮ ?

Ngành Công Nghệ Internet Vạn Vật – IoT(Internet of Things) đang được nhận định là ngành có nhu cầu nhân lực lớn và mang lại thu nhập cao cho các kỹ sư IoT. Hiện ngành mới này đã được mở tại một số cơ sở đào tạo đại học như: Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH FPT, ĐH Điện lực, ĐH Bách khoa TP.HCM…

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Internet Vạn Vật nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức toàn diện và hiện đại về IoT, kiến thức căn bản trong hội tụ điện tử – viễn thông – công nghệ thông tin, những kỹ năng phù hợp với xu hướng phát triển của hệ thống, mạng, công nghệ và dịch vụ IoT, từ đó đáp ứng tốt nguồn nhân lực cho các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ICT và xã hội.

Ngành Công Nghệ Internet Vạn Vật - IoT
Ngành Công Nghệ Internet Vạn Vật – IoT

I. Mục tiêu cụ thể

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ Internet vạn vật có thể:

  • Vận dụng các kiến thức chuyên sâu và toàn diện cho các công việc: quản lý, giảng dạy, nghiên cứu, tư vấn, thiết kế, vận hành, giám sát mạng máy tính, mạng LAN, WAN, IoT; chuyên viên giải pháp mạng; kỹ sư vận hành, bảo dưỡng mạng; quản trị mạng; phân tích và quy hoạch mạng; quản trị hệ thống; quản trị cơ sở dữ liệu; vận hành bảo dưỡng, khai thác hệ thống cung cấp dịch vụ; chuyên viên trung tâm dữ liệu; kiến trúc sư hệ thống thông tin; khai thác và vận hành hệ thống lưu trữ dữ liệu; phát triển ứng dụng và dịch vụ truyền thông; lập trình viên IoT; quản lý mạng IoT; chuyên gia trong lĩnh vực Công nghệ Internet Vạn Vật …
  • Vận dụng các kiến thức chuyên môn cho các công việc: quản lý, giảng dạy, nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các thiết bị thu phát vô tuyến; đo kiểm tối ưu chất lượng mạng IoT, phân tích tối ưu đưa ra các giải pháp điều chỉnh tham số nâng cao chất lượng mạng IoT; vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị truyền dẫn thuộc các hệ thống IoT; quy hoạch, thiết kế, lắp đặt, tích hợp, vận hành khai thác, bảo dưỡng mạng IoT; phát triển các dịch vụ và ứng dụng IoT.
  • Vận dụng các kiến thức chuyên môn, kỹ năng để giải quyết các công việc: quản lý, giảng dạy, nghiên cứu các giải pháp mạng IoT; vận hành bảo dưỡng mạng; quản trị mạng; thiết kế, phát triển, vận hành, bảo dưỡng mạng, thiết bị IoT, dịch vụ IoT và các ứng dụng IoT; lưu trữ và phân tích dữ liệu; quản trị cơ sở dữ liệu; khai thác và vận hành hệ thống lưu trữ dữ liệu; …

II. Chuẩn đầu ra

  1. Về kiến thức

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ Internet vạn vật đạt được các yêu cầu sau đây về kiến thức chuyên ngành:

  • Hiểu biết cơ bản về các lĩnh vực liên quan đến ngành Công nghệ Internet Vạn Vật. Kiến thức căn bản trong hội tụ điện tử – tin học – viễn thông, bao gồm cả lý thuyết, thực hành và thực tế mạng lưới;
  • Nắm vững các phương pháp, công cụ để phân tích, thiết kế, phát triển, vận hành mạng, hệ thống và thiết bị IoT;
  • Vận dụng tốt kiến thức để triển khai và phát triển sản phẩm hay giải pháp cho các ứng dụng truyền thông trên các nền tảng mạng viễn thông, Internet, mạng di động và mạng IoT;
  • Nắm vững kiến thức về cơ sở dữ liệu, thu thập và phân tích dữ liệu;
  • Vận dụng tốt kiến thức về hệ thống thông tin và truyền thông, có khả năng tích hợp hệ thống;
  • Vận dụng tốt kiến thức về lập trình, có khả năng phát triển các phần mềm ứng dụng trong lĩnh vực IoT;
  • Nắm vững các kiến thức, công cụ phù hợp để quản lý và ứng dụng công nghệ IoT vào các lĩnh vực thực tế, các ngành khác nhau.

    2.Về kỹ năng

  • Các kỹ năng nghề nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ Internet Vạn Vật đạt được các yêu cầu sau đây về kỹ năng nghề nghiệp:

  1. Đảm bảo các yêu cầu cơ bản về đạo đức nghề nghiệp như trung thực, trách nhiệm và tin cậy;
  2. Thành thục kỹ năng tổ chức, sắp xếp công việc. Có năng lực làm việc độc lập và tự tin trong môi trường làm việc;
  3. Thành thục kỹ năng xây dựng mục tiêu cá nhân, tạo động lực làm việc và phát triển sự nghiệp cá nhân;
  4. Đảm bảo kỹ năng sử dụng tiếng Anh chuyên ngành, kỹ năng tin học và ứng dụng trong hoạt động nghề nghiệp và giao tiếp xã hội.
  • Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ Internet vạn vật đạt được các yêu cầu sau đây về kỹ năng tư duy, giải quyết vấn đề:

  1. Có khả năng phát hiện, tổng quát hóa, phân tích và đánh giá vấn đề kỹ thuật liên quan tới lĩnh vực chuyên môn;
  2. Có kỹ năng lập luận và xử lý thông tin, phân tích định lượng để giải quyết các bài toán chuyên môn cũng như đưa ra giải pháp và kiến nghị đối với vấn đề chuyên môn.
  • Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức

Sinh viên được trang bị và rèn luyện kỹ năng phát hiện vấn đề, tìm kiếm và thu thập thông tin, kỹ năng triển khai thí nghiệm và tham gia vào các khảo sát thực tế.

  • Khả năng tư duy theo hệ thống

Sinh viên được phát triển khả năng tư duy chỉnh thể, logic, phân tích đa chiều.

  • Khả năng nhận thức bối cảnh xã hội và ngoại cảnh

Hiểu được vai trò và trách nhiệm của mình về sự phát triển ngành Công nghệ Internet vạn vật, tác động của ngành đến xã hội. Nắm bắt rõ được các quy định của xã hội, bối cảnh lịch sử và văn hóa dân tộc trong lĩnh vực chuyên môn; hiểu được ý nghĩa và giá trị thời đại của các vấn đề chuyên môn trong bối cảnh toàn cầu.

  • Khả năng làm việc thành công trong tổ chức

Nhận thức chính xác và hiểu rõ vị trí làm việc trong các doanh nghiệp; nắm rõ được văn hóa doanh nghiệp; chiến lược, mục tiêu và kế hoạch của tổ chức, vận dụng kiến thức được trang bị để phục vụ hiệu quả cho hoạt động của doanh nghiệp, có khả năng làm việc thành công trong tổ chức.

Đảm bảo khả năng vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã được học vào thực tiễn; có thể sử dụng các định nghĩa, khái niệm cơ bản làm nền tảng; có khả năng hình thành ý tưởng liên quan đến chuyên môn hoặc quản lý các dự án trong lĩnh vực IoT.

  • Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp

Sinh viên được trang bị kỹ năng xây dựng mục tiêu cá nhân, động lực làm việc, phát triển cá nhân và sự nghiệp.

   3. Kỹ năng mềm

  • Làm việc theo nhóm

Đảm bảo năng lực làm việc theo nhóm và thích ứng với sự thay đổi của các nhóm làm việc.

  • Quản lý và lãnh đạo

Đảm bảo khả năng hình thành nhóm làm việc hiệu quả, thúc đẩy hoạt động nhóm và phát triển nhóm; có khả năng tham gia lãnh đạo nhóm.

  • Kỹ năng giao tiếp

Đảm bảo các kỹ năng cơ bản trong giao tiếp bằng văn bản, qua thư điện tử/phương tiện truyền thông, hiểu rõ chiến lược giao tiếp, đảm bảo kỹ năng thuyết trình về lĩnh vực chuyên môn.

  • Kỹ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ

Đảm bảo khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo với các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; kỹ năng sử dụng tiếng Anh chuyên ngành trong nghiên cứu, trao đổi học thuật và trong công việc một cách có hiệu quả nhất.

   4.Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

  • Kỹ năng sẵn sàng đương đầu với rủi ro; kiên trì, linh hoạt, tự tin, chăm chỉ, nhiệt tình và say mê công việc; có tư duy sáng tạo và tư duy phản biện; biết cách quản lý thời gian và nguồn lực;
  • Các kỹ năng cá nhân cần thiết khác như thích ứng với sự phức tạp của thực tế, kỹ năng học và tự học, kỹ năng quản lý bản thân, kỹ năng sử dụng thành thạo công cụ máy tính phục vụ chuyên môn và giao tiếp văn bản, hòa nhập cộng đồng và luôn có tinh thần tự hào, tự tôn;
  • Tự tin trong môi trường làm việc quốc tế, kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp; luôn cập nhật thông tin trong lĩnh vực khoa học; kỹ năng đồ họa, ứng dụng tin học.

  5.Về hành vi đạo đức

  • Phẩm chất đạo đức tốt, lễ độ, khiêm tốn, nhiệt tình, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư;
  • Trung thực, có đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm và tin cậy trong công việc, nhiệt tình và say mê công việc;
  • Có trách nhiệm công dân và chấp hành pháp luật, có ý thức tham gia bảo vệ Tổ quốc.

  6.Về ngoại ngữ (Tiếng Anh)

  • Đạt trình độ tiếng Anh 450 điểm TOEIC quốc tế hoặc tương đương;
  • Có khả năng sử dụng tiếng Anh phục vụ học tập, nghiên cứu, hòa nhập nhanh với cộng đồng IoT khu vực và Quốc tế sau khi ra trường;
  • Đảm bảo khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo với các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; kỹ năng sử dụng tiếng Anh chuyên ngành trong nghiên cứu, trao đổi học thuật và trong công việc một cách có hiệu quả nhất.

III. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ Internet vạn vật là những ứng viên tiềm năng cho các vị trí công việc sau:

  • Kỹ sư tư vấn, thiết kế trong hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp có liên quan đến lĩnh vực Công nghệ Internet Vạn Vật –  IoT và công nghệ thông tin;
  • Kỹ sư vận hành, giám sát trong các doanh nghiệp sở hữu và khai thác hạ tầng hệ thống IoT;
  • Kỹ sư phần mềm, phần cứng, lập trình liên quan đến lĩnh vực Internet vạn vật (IoT), phân tích dữ liệu (Data Analytics), an ninh thông tin (Cybersecurity);
  • Kỹ sư phát triển ứng dụng trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet và IoT, các tổ chức và doanh nghiệp ứng dụng hệ thống mạng và dịch vụ IoT, công nghệ thông tin;
  • Chuyên gia kỹ thuật trong các doanh nghiệp triển khai hệ thống ICT trong điều hành sản xuất, kinh doanh;
  • Các vị trí quản lý, điều hành đòi hỏi hiểu biết về lĩnh vực viễn thông, IoT, công nghệ thông tin trong các tổ chức, cơ quan nhà nước;
  • Cán bộ giảng dạy, nghiên cứu trong các viện nghiên cứu, trường đại học, …

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

  • Có năng lực học tập suốt đời, đảm bảo kiến thức về chuyên môn và nghiệp vụ để học lên bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ thuộc các chuyên ngành thuộc lĩnh vực viễn thông, IoT, công nghệ thông tin ở trong và ngoài nước;
  • Có thể thực hiện được các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực viễn thông, công nghệ Internet vạn vật – IoT, công nghệ thông tin ở các cấp khác nhau.

IV. Đối tượng tuyển sinh và điều kiện tuyển sinh:

Học sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương; tham dự và trúng tuyển trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy theo tổ hợp môn: Toán, Lý, Hóa (khối A) hoặc Toán, Lý, Anh văn (khối A1), hoặc các phương án tuyển sinh riêng theo quy định của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

Trên thực tế, có rất nhiều bạn nữ đam mê ngành kỹ thuật, công nghệ nhưng lại e ngại khi lựa chọn học những ngành như Công Nghệ Internet Vạn Vật – IoT vì lý do “chân yếu tay mềm”, hay lo sợ học những ngành này sẽ mất nữ tính. Tuy nhiên, triết lý “muốn thành công phải có đam mê” chưa bao giờ sai nên việc bạn là nữ sẽ không thể cản trở bạn thành công trong lĩnh vực IoT nếu như bạn có đam mê. Sự cẩn thận tỉ mỉ là vô cùng quan trọng. Mà đức tính này thì các bạn nữ lại nổi trội hơn hẳn các bạn trai. Với những trường hợp như hàn linh kiện thì sự tỉ mỉ của các bạn gái không chỉ tạo ra một bo mạch đẹp mà còn rất bền, chứ không dễ bị hở như các bạn nam.  Tâm lý chung xưa nay là ngành kỹ thuật nên dành cho nam, tuy nhiên trên thực tế, có những vị trí trong ngành kỹ thuật nữ làm sẽ tốt hơn.

Share