Bài viết này giải đáp thắc mắc cho các bậc phụ huynh và các bạn sinh viên đang có nhiều bâng khuâng trong việc lựa chọn ngành học. Đồng thời bài viết cũng nêu rõ các điểm lợi của việc học lập trình đối với việc phát triển sự nghiệp trong tương lai không riêng gì ngành Kỹ Thuật Điện Tử Viễn Thông.
Mục lục
Theo cấu trúc chương trình đào tạo:
Chương trình Điện tử viễn thông trang bị cho sinh viên những kiến thức sau:
(1) Hiểu biết cơ bản về các lĩnh vực liên quan đến ngành điện tử viễn thông.
(2) Nắm vững các phương pháp, công cụ để phân tích, thiết kế, phát triển, vận hành mạng, hệ thống và thiết bị viễn thông.
(3) Nắm vững kiến thức về cơ sở dữ liệu, thu thập và phân tích dữ liệu.
(4) Vận dụng tốt kiến thức về hệ thống thông tin và truyền thông, có khả năng tích hợp hệ thống.
(5) Nắm vững các kiến thức, công cụ phù hợp để quản lý và ứng dụng công nghệ truyền thông vào các lĩnh vực thực tế, các ngành khác nhau.
Đặc biệt, vận dụng tốt kiến thức về lập trình, có khả năng phát triển các phần mềm ứng dụng IoT, các phần mềm ứng dụng di động, các phần mềm ứng dụng viễn thông…
Các môn học về lập trình như: Tin học cơ sở, Kỹ thuật lập trình, kiến trúc máy tính, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, Công nghệ phần mềm, Mô phỏng hệ thống truyền thông, Cơ sở dữ liệu…
Các ngôn ngữ lập trình trong chương trình học như: C/C++, Matlab, Python…
Steve Jobs từng nói: “Tôi nghĩ mọi người trên đất nước chúng ta đều nên học cách lập trình máy tính bởi nó sẽ dạy bạn cách suy nghĩ”.
Cơ hội việc làm và phát triển sự nghiệp trong tương lai:
Ngành Kỹ Thuật Điện tử Viễn thông có nhiều mảng như Điện tử, Viễn thông, IoT, hạ tầng mạng… Tất cả các mảng này đều cần đến kiến thức lập trình để xây dựng và phát triển sản phẩm toàn diện. Nếu bạn muốn trở thành một người chuyên thiết kế board mạch hay còn gọi là thiết kế PCB, test board mạch thì bắt buộc bạn phải giỏi lập trình và kiến thức về điện tử.
Đặc biệt với kỹ năng lập trình, các bạn thể dễ dàng có cơ hội việc làm cho các công ty điện tử như Samsung, LG, Intel, Panasonic..; các công ty cung cấp dịch vụ viễn thông: VNPT, Viettel, Vinaphone, Mobiphone …; các công ty phần mềm FPT, Samsung, Toshiba….; các công ty hoạt động trong lĩnh vực y sinh, hàng không vũ trụ, phát thanh truyền hình.
Chuyên ngành Mạng và dịch vụ Internet:
Ngoài nắm vững kiến thức để triển khai và phát triển sản phẩm, giải pháp cho các ứng dụng truyền thông trên các nền tảng mạng viễn thông, Internet. Các bạn còn phải vận dụng tốt kiến thức về lập trình để phát triển các phần mềm ứng dụng trong viễn thông.
Chuyên ngành Thông tin vô tuyến và di động:
Không chỉ nắm vững giải pháp cho các ứng dụng truyền thông trên các nền tảng công nghệ vô tuyến, mạng di động mà còn vận dụng tốt kiến thức lập trình để phát triển các ứng dụng di động.
Chuyên ngành Hệ thống IoT:
Hiểu rõ các nền tảng mạng Internet, hệ thống IoT và vận dụng kiến thức lập trình để phát triển ứng dụng, thiết bị IoT…
Qua đó cho thấy các chuyên ngành của ngành Kỹ Thuật Điện Tử Viễn Thông đều cần sử dụng kiến thức lập trình.
Hiểu về lập trình có thể giúp bạn hiểu được khía cạnh khác của công nghệ
Điều này có nghĩa là bạn sẽ trở nên nhạnh bén hơn khi tiếp xúc hoặc hoc khía cạnh khác về công nghệ, thêm nữa bạn sẽ thành thạo về kỹ thuật số. Trong khi thị trường việc làm digital càng nhiều thì điều này chỉ có lợi cho bạn.
Lập trình mở ra những cơ hội việc làm khác
Đối với những start-up nhỏ thì việc thuê một ai đó chỉ biết viết code và thiết kế web có lẽ không phải là lựa chọn khả thi nhất về kinh tế. Lập trình có thể là chìa khóa giúp bạn tìm kiếm công việc liên quan đến những lĩnh vực như marketing, PR, content creation,…
Học lập trình tăng cường tư duy logic và giải quyết vấn đề
Lập trình thực sự giúp thúc đẩy các kỹ năng hữu ích cho hầu hết công việc trong đó có giải quyết vấn về và tư duy logic là chính. Học viết code giống như một bài tập thể dục cho não bên trái của bộ não chúng ta.
Qua bài viết mong sẽ giải đáp được thắc mắc về vấn đề học ngành Kỹ Thuật Điện Tử Viễn Thông có học lập trình không? Lập trình giúp chúng ta phát triển cơ hội nghề nghiệp ở tất cả các ngành nghề không chỉ riêng ngành Kỹ Thuật Điện Tử Viễn Thông.
Chúc các bạn học sinh có thể chọn được ngành học phù hợp.