Ngành Kỹ Thuật Điện Tử Viễn Thông so với Ngành Công Nghệ Thông Tin như thế nào?

Ngành Kỹ Thuật Điện tử-Viễn Thông và ngành Công Nghệ Thông Tin là hai ngành rất gần với nhau trong những năm gần đây và có những phần kiến thức giao nhau nhất định. Sinh viên học hai ngành này đều học cả về phần cứng và phần mềm của hệ thống xử lý thông tin.

Ngành Kỹ Thuật Điện Tử- Viễn Thông sẽ tập trung vào mạnh về phần cứng đến phần xử lý tín hiệu của hệ thống. Lĩnh vực chính đào tạo của ngành này là điện tử công nghiệp, điện tử tin học, điện tử y sinh, điện tử hàng không, điện tử điện lạnh, và kỹ thuật truyền thông tin. Ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông là ngành sử dụng những công nghệ tiên tiến để tạo nên các thiết bị giúp lưu trữ và truyền thông tin đi giữa các tổ chức và cá nhân. Chính vì vậy, kỹ sư ngành Kỹ Thuật Điện tử Viễn thông sẽ làm việc tại các công ty sản xuất, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm điện tử và viễn thông, các nhà cung cấp dịch vụ Internet, các công ty viễn thông truyền số liệu, các công ty điện thoại di động, các công ty truyền tin qua hệ thống vệ tinh, các công ty tư vấn giải pháp và kinh doanh các dịch vụ Điện tử Viễn thông, v.v… Ở Việt Nam, ngành Kỹ Thuật Điện tử Viễn Thông là ngành xương sống đối với nền kinh tế của đất được, đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế số, đã và đang đóng vai trò quan trọng, tích cực đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy nhu cầu về nhân lực trong ngành luôn luôn ở tình trạng cung nhỏ hơn cầu. .

Ngành Công Nghệ Thông Tin sẽ tập trung đào tạo về phần mềm và giải pháp như hệ thống thông tin, kỹ thuật phần mềm, mạng máy tính và mạng truyền thông. Ngành công nghệ thông tin hiện nay cũng là ngành mũi nhọn của Việt Nam hiện nay vì không những Việt Nam mà trên thế giới đều đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này. Tốt nghiệp kỹ sư ngành Công Nghệ Thông Tin sẽ làm việc tại các công ty gia công và sản xuất phần mềm hoặc các bộ phận IT của các công ty và nhà máy. 

Vì vậy đối với công việc lập trình, kỹ sư công nghệ thông tin sẽ phù hợp nhất cho việc lập trình cho máy tính và hệ thống máy tính còn kỹ sư điện tử viễn thông phù hợp nhất cho lập trình thiết bị (hay còn gọi là lập trình nhúng). Trong khi đó nếu em yêu thích công việc thiết kế phần cứng thiết bị điện tử thì điện tử viễn thông  là sự lựa chọn phù hợp nhất.

Bên cạnh hai ngành Kỹ Thuật Điện Tử Viễn Thông và ngành Công Nghệ Thông Tin, ngành Công nghệ Internet Vạn Vật là ngành mới đáp ứng nhu cầu phát triển của mạng IoT trong dịch vụ, thương mại, và sản xuất trên toàn thế giới và cả ở Việt Nam. Kỹ sư công nghệ IoT sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng cốt lõi ở cả các ngành điện tử, viễn thông và công nghệ IoT cho phép có thể thiết kế, vận hành và triển khai hệ thống IoT trong thực tế. 

Vì vậy để nắm bắt xu hướng về nghề nghiệp hiện nay, Học viện công nghệ Bưu chính viễn thông cơ sở TP HCM, cụ thể là Khoa Viễn Thông 2 sẽ là trường top đầu trong lĩnh vực đào tạo về ngành Điện tử Viễn thông. 

Theo đó, bên cạnh 12 ngành đã được tuyển sinh từ các năm trước, trong năm 2023, Học viện triển khai tuyển sinh và đào tạo ngành công nghệ Internet vạn vật (IoT), với chỉ tiêu dự kiến là 80 sinh viên và sẽ chỉ tuyển sinh đào tạo tại Cơ sở đào tạo phía Nam của trường.

Xem thêm tại: PTIT công bố phương thức tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2023 – ICTNews (vietnamnet.vn)

Xem thêm tại:  https://ft.ptithcm.edu.vn/

Share