Review Về Ngành Kỹ Thuật Điện Tử Viễn Thông

Review Về Ngành Kỹ Thuật Điện Tử Viễn Thông

  1. Ngành Kỹ thuật điện tử – Viễn thông là gì? 

Ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông là ngành ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật hiện đại tạo nên các thiết bị truyền thông và các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại di động, máy tính, các mạch điều khiển, hệ thống nhúng, … nhằm xây dựng hệ thống thông tin liên lạc toàn cầu giúp cho việc trao đổi thông tin được thuận tiện hơn, xây dựng các hệ thống tự động giúp cho việc giao tiếp giữa người và máy thân thiện hơn, xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển các thiết bị.

  1. Ngành Kỹ thuật điện tử – Viễn thông tuyển sinh có khó không?

Ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông là một ngành không dễ và và có áp lực công việc, chính vì vậy mà yêu cầu đầu vào của nhiều trường khá cao để đáp ứng được những tiêu chuẩn của ngành. Các trường đại học top đầu thường có số điểm khá cao, dao động từ 20 đến 27 điểm, và đây cũng là điểm xét tuyển vào khoa. Nếu bạn tự tin với khả năng của bản thân có thể ứng tuyển vào các trường trên, còn nếu học lực không được tốt bạn có thể tham khảo các trường khác có mức điểm sàn thấp hơn từ 16 điểm. Hãy tham khảo kết quả điểm xét tuyển qua từng năm của trường bạn muốn ứng tuyển để có được những sự lựa chọn phù hợp với khả năng của mình để có cơ hội trúng tuyển vào trường cao nhất.

  1. Tố chất cần có để học ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông

 Các tố chất cần thiết để có thể học tốt ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông:

 –        Tư duy logic: Nếu có định hướng theo học ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông thì đòi hỏi bạn phải có tư duy logic. Khả năng này rất quan trọng vì cho phép bạn nắm bắt, xử lý thông tin một cách mạch lạc, qua đó dễ dàng quản lý cũng như vận hành hệ thống máy móc kỹ thuật phức tạp.

 –        Kiên trì nhẫn nại: Đối với ngành kỹ thuật Điện tử – Viễn thông nói riêng và tất cả các ngành trong giáo dục nói chung tính kiên trì nhẫn nại là yếu tố không thể thiếu đối với mỗi sinh viên. Nhưng vì sao ngành này lại đòi hỏi bạn phải có tính kiên trì nhẫn nại cao? Vì trong quá trình học tập và làm việc, chúng ta hàng ngày phải tiếp xúc, thiết kế, chế tạo và vận hành nhiều hệ thống máy móc điện tử phức tạp phức tạp đòi hỏi chúng ta phải cẩn thận trong từng bước của công việc. 

 –        Ham học hỏi và trau dồi kiến thức: Công nghệ điện tử và viễn thông thay đổi và phát triển liên tục. Những kiến thức hôm nay có thể ngày mai đã trở thành lỗi thời. Do đó, theo học ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông bạn cần phải liên tục trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ để không bị tụt hậu so với thế giới.

– Đam mê: đam mê chính là tố chất quan trọng nhất với tất cả các ngành, vì khi đam mê bạn mới hoàn thành tốt mọi công việc và không bao giờ ngại khó khăn. Đam mê sẽ là bước đệm giúp bạn đi đến thành công.

  1. Ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông phù hợp với nam hay là nữ?

Kỹ thuật điện tử viễn thông vốn được mặc định là ngành học của các bạn nam, nhưng rất nhiều bạn nữ hiện nay cũng muốn theo học chuyên ngành này. Ngành Kỹ thuật điện tử Viễn thông – mới nghe cái tên là đã thấy … rất nam tính. Và thực tế đã chứng minh, số lượng sinh viên nữ học khoa viễn thông hiện nay chiếm một tỉ lệ khá nhỏ. Nhưng thật ra vấn đề giới tính cũng không quá quan trọng khi thi vào ngành này, mặc dù có thể các bạn nữ sẽ gặp vài khó khăn khi đi học và đi xin việc: sức khỏe, thể hình thua các bạn nam nên khi làm việc mà phải bưng bê, lắp ráp, di chuyển nhiều sẽ yếu thế hơn. Tuy nhiên, ở một số lĩnh vực khác như: kiểm tra lỗi, vẽ-thiết kế sơ đồ mạch… , nói chung là những việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận, nhạy cảm thì các bạn nữ sẽ có lợi thế hơn các bạn nam. Như vậy, các bạn nữ học ngành Điện tử viễn thông là hoàn toàn bình thường nếu như thật sự thích thú và đam mê điện tử viễn thông. Tất cả tùy thuộc vào sự phấn đấu, nỗ lực học tập và rèn luyện của các bạn mà thôi. Theo khảo sát ở nhiều trường, các bạn nam rất muốn có bạn nữ vào học ngành điện tử viễn thông để khoa “cân bằng hơn” và dễ giao lưu ngoại khóa hơn.

  1. Ngành Kỹ thuật điện tử Viễn thông có cần học lập trình không?

Ngành Kỹ Thuật Điện tử Viễn thông có nhiều mảng như Điện tử, Viễn thông, IoT, hạ tầng mạng… Tất cả các mảng này đều cần đến kiến thức lập trình để xây dựng và phát triển sản phẩm toàn diện. Nếu bạn muốn trở thành một người chuyên thiết kế board mạch hay còn gọi là thiết kế PCB, test board mạch thì bắt buộc bạn phải giỏi lập trình và kiến thức về điện tử. Đặc biệt với kỹ năng lập trình, các bạn thể dễ dàng có cơ hội việc làm cho các công ty điện tử như Samsung, LG, Intel, Panasonic..; các công ty cung cấp dịch vụ viễn thông: VNPT, Viettel, Vinaphone, Mobifone …; các công ty phần mềm FPT, Samsung, Toshiba….; các công ty hoạt động trong lĩnh vực y sinh, hàng không vũ trụ, phát thanh truyền hình.

Chuyên ngành Mạng và dịch vụ Internet: Ngoài nắm vững kiến thức để triển khai và phát triển sản phẩm, giải pháp cho các ứng dụng truyền thông trên các nền tảng mạng viễn thông, Internet. Các bạn còn phải vận dụng tốt kiến thức về lập trình để phát triển các phần mềm ứng dụng trong viễn thông.

Chuyên ngành Thông tin vô tuyến và di động: Không chỉ nắm vững giải pháp cho các ứng dụng truyền thông trên các nền tảng công nghệ vô tuyến, mạng di động mà còn vận dụng tốt kiến thức lập trình để phát triển các ứng dụng di động.

Chuyên ngành Hệ thống IoT: Hiểu rõ  các nền tảng mạng Internet, hệ thống IoT và vận dụng kiến thức lập trình để phát triển ứng dụng, thiết bị IoT…

Qua đó cho thấy các chuyên ngành của ngành Kỹ Thuật Điện Tử Viễn Thông đều cần sử dụng kiến thức lập trình.

  1.     Ngành điện tử viễn thông có dễ xin việc không?

Hiện nay tổng số nhân lực của nhóm ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tử Viễn thông, công nghệ thông tin là khoảng 556 ngàn người và dự báo đến năm 2020 sẽ cần lượng nhân lực khoảng 758 ngàn người. Theo trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường TP Hồ Chí Minh, nhu cầu nhân sự nhóm ngành nghề này trong giai đoạn 2020-2025 vẫn có nhu cầu tuyển dụng rất lớn, có thể lên đến 16.200 người/năm. Trong nhiều năm tới nhu cầu nhân lực ngành này còn cao hơn rất nhiều khi các tập đoàn sản xuất thiết bị điện tử hàng đầu thế giới tới Việt Nam. Nên học ngành này bạn không cần lo lắng về vấn đề khó xin việc.

  1.     So sánh giữa ngành Kỹ thuật điện tử – Viễn thông và ngành Công nghệ thông tin:

Ngành Điện tử – Viễn thông và ngành Công nghệ thông tin là hai ngành rất gần với nhau. Cả hai ngành này đều học về phần cứng và phần mềm của hệ thống xử lý thông tin. Tuy nhiên,  Điện tử – Viễn thông tập trung sâu hơn vào phần cứng còn công nghệ thông  tin tập trung sâu hơn vào phần mềm. Vì vậy đối với công việc lập trình, kỹ sư công nghệ thông tin sẽ phù hợp nhất cho việc lập trình cho máy tính và hệ thống máy tính còn kỹ sư điện tử viễn thông phù hợp nhất cho lập trình thiết bị (hay còn gọi là lập trình nhúng). Trong khi đó nếu yêu thích công việc thiết kế phần cứng thiết bị điện tử thì điện tử viễn thông là sự lựa chọn phù hợp nhất.

  1.     Chuẩn đầu ra đào tạo của ngành Kỹ thuật Điện tử- Viễn Thông tại Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông cơ sở tại Thành Phố Hồ Chí Minh.

Chương trình Điện tử viễn thông trang bị cho sinh viên những kiến thức sau:

        Hiểu biết cơ bản về các lĩnh vực liên quan đến ngành điện tử viễn thông.

        Nắm vững các phương pháp, công cụ để phân tích, thiết kế, phát triển, vận hành mạng, hệ thống và thiết bị viễn thông.

        Nắm vững kiến thức về cơ sở dữ liệu, thu thập và phân tích dữ liệu.

        Vận dụng tốt kiến thức về hệ thống thông tin và truyền thông, có khả năng tích hợp hệ thống.

        Nắm vững các kiến thức, công cụ phù hợp để quản lý và ứng dụng công nghệ truyền thông vào các lĩnh vực thực tế, các ngành khác nhau.

Chuyên ngành Mạng và dịch vụ Internet:

        Vận dụng tốt kiến thức để triển khai và phát triển sản phẩm, giải pháp cho các ứng dụng truyền thông trên các nền tảng mạng viễn thông, Internet.

         Vận dụng tốt kiến thức về lập trình, có khả năng phát triển các phần mềm ứng dụng trong viễn thông.

Chuyên ngành Thông tin vô tuyến và di động:

        Vận dụng tốt kiến thức để triển khai và phát triển sản phẩm, giải pháp cho các ứng dụng truyền thông trên các nền tảng công nghệ vô tuyến, mạng di động.

         Vận dụng tốt kiến thức về lập trình, có khả năng phát triển các phần mềm ứng dụng di động.

Chuyên ngành Hệ thống IoT:

        Vận dụng tốt kiến thức để triển khai và phát triển sản phẩm, giải pháp cho các ứng dụng truyền thông trên các nền tảng mạng Internet, hệ thống IoT.

         Vận dụng tốt kiến thức về lập trình, có khả năng phát triển các phần mềm ứng dụng IoT.

Share