Kỹ Thuật Điện Tử Viễn Thông-tại sao nên học?

Kỹ Thuật Điện Tử Viễn Thông-tại sao nên học?

Vậy là đã tròn 6 tháng từ khi mình đặt chân lên Sài Gòn này. Hồi điền nguyện vọng thì mình cũng chẳng biết là sẽ đậu được đại học không nhưng rồi thì đâu cũng vào đấy mình đã đậu và bây giờ là một sinh viên của PTIT, “học viện hoàng gia”.Bài viết về ngành Kỹ Thuật Điện Tử Viễn Thông – Công Nghệ IoT.

Tác phẩm dự thi: Bài viết hay, hình ảnh đẹp ngành Điện tử Viễn thông – Công nghệ IOT

  • Lớp: D20CQVT01-N
  • MSSV: N20DCVT037

Như tâm lí một sinh viên năm nhất thì mình cũng khá hoang mang khi đến một nơi mới, một ngôi trường mới nhưng mọi việc diễn ra khá thuận lợi từ khi mình đăng kí ở KTX đến kì học quân sự. Các anh chị sinh viên tình nguyện rất nhiệt tình, trường học có khuôn viên rộng với nhiều cây và khu KTX thì ở ngay trong trường nên rất thuận tiện đi lại. Các câu lạc bộ của trường có rất nhiều từ BMA, kết nối đến các câu lạc bộ cho dân kỹ thuật như lập trình – thiết kế (ITMC), Điện tử (E-Club). Ngoài ra còn có các hoạt động giao lưu giữa các khoa với nhau. Một chút cảm nhận thôi, bây giờ đến phần chính đây, hay cùng nói về IoT nhỉ một ngành “hot trend” những năm gần đây.

Nói như vậy thôi chứ IoT đã xuất hiện trong đời sống của chúng ta từ lâu rồi, từ các thiết bị thông minh tự động bật, tắt như: đèn, hệ thống sưởi, máy lạnh thông qua điện thoại, máy tính bảng đến các thiết bị IOT có thể thu thập dữ liệu rồi phân tích xử lí thông tin. Ví dụ: phát hiện và báo hiệu khi có trộm vào nhà, camera thông minh thông qua tiếng khóc mà thông báo cho cha mẹ khi bé ở phòng một mình hay gửi cảnh báo khi phát hiện hỏa hoạn. Ngoài ra các ứng dụng trên điện thoại như grab, gojek cũng có IoT tham gia vào. Tại các thành phố lớn trên thế giới IoT còn được áp dụng để xây dựng thành phố thông minh như điều khiển đèn giao thông tự động, phân luồng, điều tiết giao thông hợp lý hơn, kiểm tra và thông báo độ ồn và ô nhiễm, tỉ lệ bụi mịn trong không khí hay thông qua camera công cộng để thu thập thông tin người dân mà ví dụ điển hình nhất là thành phố của Trung Quốc, họ sử dụng các camera công cộng để đánh giá điểm công dân của người dân, (nghe hơi đáng sợ nhỉ).

Đối với các hãng lớn như Amazon, một trong những hãng có dịch vụ IoT tốt nhất hiện nay, ví dụ như: khi khách hàng mua ô tô của hãng thì khi khách hàng đặt hàng qua app bán hàng của hãng, dựa vào vị trí ô tô được đặt mà Amazon có thể giao hàng đến tận cốp xe trong gara nhà bạn một cách chính xác nhất.  

KHOA VIỄN THÔNG 2 HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG CƠ SỞ HỒ CHÍ MINH
KHOA VIỄN THÔNG 2

Nói theo đúng khái niệm thì IOT (Internet of Thing) là một mạng lưới các đối tượng kết nối Internet có thể thu thập và trao đổi dữ liệu. Bao gồm các cảm biến giao tiếp với đám mây. Khi dữ liệu được đám mây nhận được, phần mềm sẽ xử lý dữ liệu đó và quyết định thực hiện hành động kiểm soát các thiết bị được kết nối mà không cần người dùng.

Theo dự đoán bởi IDC (International Data Corporation) vào năm 2025, Internet của các thiết bị như máy móc và cảm biến dự kiến sẽ tạo ra 79,4 Zettabyte dữ liệu. Ngoài ra IOT sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 28,7% so với năm 2020. Theo dự báo của phòng nghiên cứu statista, 755,44 tỷ thiết bị sẽ được kết nối với toàn thế giới vào năm 2025. Công nghệ Internet IoT là bước quan trọng tiếp theo biến thế giới thành một nơi kết nối. Ngoài ra đối với trí tuệ nhân tạo (AI) thì IoT đóng vai trò thúc đẩy, cho phép luồng dữ liệu giữa thiết bị và AI có thể được quản lý mà không mắc bất kì lỗi nào của con người và nhờ vào việc cải thiện từ 4G lên 5G mà các thiết bị IOT sẽ tăng từ 75 tỷ lên 100 tỷ.

Qua những dữ liệu mà mình đã nếu trên thì sự có mặt và phát triển của IoT là không thể phủ nhận vì vậy cơ hội nghề nghiệp của ngành nay là vô hạn.

  1. Phân tích dữ liệu (Data analytics)

Một trong những chức năng của hệ thống IOT chính là lượng thông tin được tạo ra. Nhu cầu tuyển dụng các chuyên gia thống kê, quản lý sau đó là phân tích và đưa ra các quyết định quan trọng để giải quyết các vấn đề cho doanh nghiệp là cực kì lớn

  1. Mạng và Cấu Trúc (Network and Structure)

Các loại máy móc ứng dụng công nghệ IoT thường được cấu thành từ các mạng lưới phức tạp và các linh kiện có thể được liên kết với nhau. Do đó mà đây là các kỹ năng mà các chuyên gia gọi là chuyên môn hóa về cấu trúc mạng (network specialization) sẽ được áp dụng và công nghệ này còn phức tạp hơn cả việc quản lý hệ thống mạng của một chiếc laptop.

  1. Bảo vệ (Protection)

Với sự bùng nổ của các công cụ cảm biến, tất cả các thông tin và linh kiện trong các sản phẩm IoT đều có thể kết nối được với các nguồn bên ngoài. Giả sử hệ thống bảo mật trên các thiết bị như TV thông minh yếu và dễ bị tấn công, các tin tặc sẽ lợi dụng lỗ hổng này để truy cập vào thông tin cá nhân của bạn. Việc mà các protection cần làm là nhận dạng rủi ro, đánh giá lỗ hổng, bảo mật mã hóa và bảo mật công cộng không dây.

  1. Thiết bị và phần cứng (Device and Hardware)

Công nghệ IoT phát triển vào thời điểm mà cuộc sống của chúng ta luôn gắn liền với điện thoại thông minh. Với sứ mệnh kết nối mọi thứ ở mọi lúc và mọi nơi, điện thoại thông minh và những thiết bị di động là ứng cử viên tốt nhất cho nền tảng vận hành các thiết bị IoT.

Đây là công việc của các kỹ sư phần cứng – những người sắp xếp và lắp rắp linh kiện để sản xuất thiết bị dựa trên bản vẽ phác thảo.

  1. Phát triển tế bào và giao diện người dùng (Cell and UI development)

Các nhà phát triển hệ điều hành Android cũng như IOS có nhu cầu tuyển dụng rất lớn. 

Kết luận: IoT là một ngành nghề mới, vấn đề thiếu hụt nhân sự có kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực này ngày càng gia tăng và chính vì vậy mà các chuyên gia trong lĩnh vực IoT thường sẽ có mức lương được chi trả cao hơn so với những ngành khác. Trung bình, các chuyên gia trong lĩnh vực IoT sẽ có mức lương cao hơn khoảng 76% so với các chuyên gia về công nghệ thông tin ở Ấn Độ và chỉ có khoảng 33% các chuyên gia IoT có mức lương dưới 600,000 rupee (đơn vị tiền tệ của Ấn Độ).

Share