Kỹ thuật Điện tử Viễn thông – cái tên không còn quá xa lạ trong thời buổi công nghệ số 4.0 hiện nay. Ngành học không đòi hỏi quá nhiều kỹ năng mà chỉ cần có đam mê, thích tư duy sáng tạo thì mọi thứ bạn có thể nắm trong tay. Ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông là ngành có tầm ảnh hưởng lớn trong thời buổi công nghệ 4.0 mà bạn không nên bỏ lỡ. Nếu như bạn chưa tìm được môi trường phù hợp đào tạo tốt ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông thì Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn Thông cơ sở tại TP.HCM sẽ là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.
Tác phẩm: ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG – MỞ RỘNG TƯƠNG LAI
Tác giả: Trần Nguyễn Phúc
Lớp: D20CQVT01-N
MSSV: N20DCVT041
Khi tôi bước chân vào Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cơ sở tại TP.HCM thì đã có rất nhiều ấn tượng khiến cho tôi đã quyết định ở lại theo học tại đây. Ấn tượng đầu tiên là hai bác bảo vệ rất thân thiện và nhiệt tình chỉ dẫn cho các bạn tân sinh viên. Tiếp đến là các anh chị trai xinh gái đẹp của các khóa trên hướng dẫn cho các bạn tân sinh viên nộp hồ sơ nhập học và tuần sinh hoạt công dân đầu khóa. Tôi tưởng rằng mình sẽ bị cô đơn trong thế giới này nhưng ngờ đâu tôi đã phát hiện ra hai đứa bạn không hẹn mà gặp đã học chung cấp ba cũng học ở đây nên đã không còn cô đơn nữa. Ngoài ra, tôi làm quen được với những người bạn rất vui tính tại đây và khi học quân sự chúng tôi thành một tiểu đội cùng ở chung một phòng. Sinh ra và lớn lên ở một vùng quê tại miền Trung nên khi xa nhà vào đất Sài Gòn học tập tôi không thể nào không nhớ nhà, nhớ mảnh đất gắn liền với mình trong mười mấy năm được. Và tại ngôi trường này, cụ thể ngay trong lớp của tôi, tôi đã tìm được hẳn mấy vị đồng hương. Có được bạn là đồng hương cùng quê nên việc chia sẻ với nhau các vấn đề học tập, trò chuyện cũng vơi bớt đi nỗi nhớ quê hương trong tôi.
Tôi rất vui khi đã trở thành thành viên của đại gia đình PTIT (viết tắc của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn Thông), môi trường học tập đầy ắp tiếng cười của các bạn, anh chị sinh viên và những nụ cười thân thiện của giảng viên nhà trường không ngừng nỗ lực truyền đạt kiến thức cho thế hệ sinh viên. Trường cũng như LCĐ Khoa đã tạo ra các sân chơi bổ ích cho các bạn sinh viên nhằm giúp giao lưu và tìm hiểu giữa các bạn sinh viên và các khoa với nhau. Khi theo học tại trường các bạn sẽ được thực hành tại các phòng thí nghiệm với nhiều thiết bị hiện đại và công nghệ tiên tiến của nước ngoài. Ngoài ra, khi học xong các bạn sẽ được nhà trường tư vấn giới thiệu việc làm tại các công ty lớn theo chuyên ngành của bạn. Trong thời gian vừa qua tôi đã được tư vấn nhiều hơn từ các thầy cô về ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông, các chuyên ngành sau này, các kỹ năng cần có khi học cũng như cơ hội việc làm và các vị trí công việc sau này. Trong các chuyên ngành được giới thiệu và tự tìm hiểu, có một chuyên ngành rất đặc biệt đó là Internet of Things (IoT). Một mảng công nghệ tương đối quan trọng, góp phần lớn trong việc thúc đẩy nền công nghệ 4.0 hiện nay của nước ta phát triển hơn.
Kỹ thuật Điện tử Viễn thông hay còn gọi là Viễn thông (Telecommunications) được hiểu một cách đơn giản, đó là ngành sử dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến để tạo nên các thiết bị vệ tinh, cáp hay thiết bị điện tử như: máy thu hình, điện thoại, máy tính cá nhân, máy tính bảng,… Mục đích của nó là nhằm xây dựng hệ thống mạng thông tin liên lạc trên toàn cầu, giúp cho việc giao tiếp giữa mọi người diễn ra một cách thuận lợi, ngay cả trong điều kiện không gian và thời gian khác biệt. Sinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị các kiến thức cơ sở cốt lõi và cần thiết về cấu kiện quang điện tử, mạch điện, điện tử tương tự, điện tử số và các quá trình xử lý tín hiệu. Ngoài ra, khối kiến thức ngành bao gồm viễn thông, hội tụ điện tử tin học – viễn thông,… cũng sẽ được đào tạo dưới các hình thức từ lý thuyết, thực hành đến thực tế mạng lưới.
Học Kỹ thuật Điện tử Viễn thông các bạn sẽ được đào tạo kiến thức chuyên môn về lĩnh vực điện tử, truyền thông và có khả năng tiếp cận với công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến như mạng không dây; mạng truyền số liệu; vi ba số; hệ thống phát thanh truyền hình; công nghệ phân tích và xử lý tín hiệu, âm thanh, hình ảnh. Sinh viên có khả năng tiếp cận, nắm bắt các công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến và hoạt động của mạng truyền thông hiện đại; đồng thời có khả năng thiết kế, xây dựng, khai thác, vận hành, sử dụng, bảo trì các thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông.
- Internet of Things (IoT) là gì? Ứng dụng của Internet of Things (IoT) trong cuộc sống đời ngày nay?
Internet of Things, chúng ta có thể hiểu mạng lưới vạn vật kết nối Internet hoặc là mạng lưới thiết bị kết nối Internet viết tắt là IoT (tiếng Anh: Internet of Things) là một kịch bản của thế giới, khi mà mỗi đồ vật, con người được cung cấp một định danh của riêng mình, và tất cả có khả năng truyền tải, trao đổi thông tin, dữ liệu qua một mạng duy nhất mà không cần đến sự tương tác trực tiếp giữa người với người, hay người với máy tính. IoT đã phát triển từ sự hội tụ của công nghệ không dây, công nghệ vi cơ điện tử và Internet. Nói đơn giản là một tập hợp các thiết bị có khả năng kết nối với nhau, với Internet và với thế giới bên ngoài để thực hiện một công việc nào đó. Hay hiểu một cách đơn giản IoT là tất cả các thiết bị có thể kết nối với nhau . Việc kết nối thì có thể thực hiện qua Wi-Fi, mạng viễn thông băng rộng (3G, 4G), Bluetooth, ZigBee, hồng ngoại… Các thiết bị có thể là điện thoại thông minh, máy pha cafe, máy giặt, tai nghe, bóng đèn, và nhiều thiết bị khác.
Ứng dụng của IoT vô cùng rộng rãi như:
- Quản lí chất thải
- Quản lí và lập kế hoạch quản lí đô thị
- Mua sắm thông minh
- Quản lí các thiết bị cá nhân
- Phản hồi trong các tinh huống khẩn cấp
- Đồng hồ đo thông minh
- …
- Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông tại PTIT
Trên cơ sở của xu hướng phát triển mạng, công nghệ, dịch vụ, yêu cầu nhân sự và kiến thức từ các doanh nghiệp, dự kiến xây dựng chương trình đào tạo ngành Kỹ Thuật Điện Tử Viễn Thông theo 3 chuyên ngành:
- Mạng và Dịch vụ Internet
- Thông tin vô tuyến và Di động
- Hệ thống IoT
Với các mục tiêu như sau:
– Đáp ứng sự phát triển công nghệ ICT;
– Đáp ứng các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng của doanh nghiệp;
– Bám sát nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội;
– Hướng đến tính liên ngành nhằm đáp ứng các vị trí công việc trong xu hướng hiện nay và mở rộng khả năng làm việc của sinh viên điện tử viễn thông trong các lĩnh vực khác nhau;
– Hướng đến các công nghệ và lĩnh vực trọng tâm, phù hợp xu thế, có tiềm năng phát triển trong tương lai.
- Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành Điện tử Viễn thông và IoT
Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông cũng như chuyên ngành IoT có khả năng đảm nhận công việc tại các vị trí như:
- Chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành, điều hành kỹ thuật tại các đài phát thanh, truyền hình;
- công ty điện thoại cố định, di động;
- công ty dịch vụ kỹ thuật điện tử viễn thông;
- chuyên viên thiết kế, quy hoạch mạng và tối ưu mạng tại các công ty viễn thông;
- chuyên viên thiết kế truyền dẫn, vận hành, bảo trì tại các công ty điện tử, công ty viễn thông,
- Chuyên viên giải pháp mạng
- Kĩ sư thiết bị IoT
- Phát triển các ứng dụng IoT
- Khai thác và vận hành hệ thống lưu trữ dữ liệu; …
Ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông đang là ngành đi đầu trong xu hướng công nghệ 4.0. Điện tử Viễn thông sẽ giúp cho tương lai bạng tươi sáng và thêm những bước tiến vượt bậc. Còn chần chừ gì mà các bạn không chọn ngay Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cơ sở tại TP.HCM để thắp sáng, mở rộng thêm cho tương lai mình. Posts and Telecommunications Institute of Technology (PTIT) Ho Chi Minh City Campus.